Tiền sản giật là gì? Những thông tin mà mẹ bầu cần nắm chắc

Tiền sản giật là một trong những bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai. Bệnh lý này có thể gây nên những biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy việc tìm hiểu tiền sản giật là gì rất quan trọng đối với chị em. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này bạn có thể tham khảo những thông tin sau.

Khái niệm tiền sản giật

Tiền sản giật là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em đặc biệt là ở những người lần đầu mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân gây ra trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Thông thường bệnh xuất hiện vào tuần thứ 20 và có 3 triệu chứng điển hình là tăng huyết áp, protein niệu, và tình trạng phù.

Tiền sản giật là gì

Tiền sản giật là gì

Tiền sản giật sẽ xảy ra trước khi thai phụ lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật ở mỗi người sẽ kéo dài khác nhau. Có những người bị vài giờ nhưng cũng có người bị vài ngày thậm chí là vài tuần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nguyên nhân của tiền sản giật là gì?

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định chính xác nhưng được cho là bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như:

– Thiếu máu cục bộ ở tử cung, nhau thai không đủ do có các tổn thương hoặc mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.
– Do gen di truyền khi trong nhà từng có mẹ, cô, dì, chị em ruột từng bị tiền sản giật thì nguy cơ bạn bị bệnh là rất lớn.
– Do bạn tăng cân quá nhanh, béo phì thừa cân khi mang thai cũng sẽ dễ dẫn đến tiền sản giật.
– Do phản xạ trong căng tử cung khi mang đa thai, do thai quá to.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật như:

– Bị tăng huyết áp mãn tính.
– Mang thai lần đầu.
– Có con với người chồng từ thứ hai trở lên.
– Mang thai ở độ tuổi trên 40 hoặc mang thai khi đang ở tuổi vị thành niên.
– Khoảng cách giữa hai lần mang thai là quá gần (dưới 2 năm) hoặc quá xa (trên 10 năm).
– Những người mắc các bệnh mãn tính như đau nửa đầu, tiểu đường tuýp I, tuýp II, bệnh lý ở thận hoặc phát triển cục máu đông….
– Những phụ nữ mang thai do thụ tinh ống nghiệm.

Triệu chứng của bệnh tiền sản giật là gì?

Các triệu chứng của tiền sản giật thường khá rõ ràng nếu chị em để ý có thể phát hiện được sớm bệnh. Cụ thể như:

Triệu chứng của tiền sản giật

Triệu chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp là triệu chứng tiền sản giật thường gặp nhất, huyết áp càng cao thì tiên lượng bị tiền sản giật càng lớn. Nếu huyết áp tâm  ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg thì nguy cơ tiền sản giật là rất lớn, cần được xác định nhanh chóng để hạ áp kịp thời trước khi sản giật xảy ra.

Protein niệu

Protein niệu là tình trạng có protein trong nước tiểu của bạn và dương tính khi lượng protein >0,3g/l/24h hoặc là 0,5g/l/mẫu nước tiểu được lấy vào khung giờ bất kỳ. Do mức độ protein niệu sẽ thay đổi liên tục trong 24h nên cần thực hiện lấy mẫu nhiều lần khác nhau mới có thể xác định được chính xác.

Tình trạng phù

Xuất hiện tình trạng phù cũng là triệu chứng cảnh báo nguy cơ tiền sản giật. Phù là tình trạng thường gặp ở chị em mang thai nhất là những tháng cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì tình trạng phù sẽ hết khi chị em nằm nghỉ kê chân.

Nếu là phù cảnh báo tiền sản giật thì tình trạng phù không có dấu hiệu thuyên giảm dù chị em đã nằm nghỉ và kê cao chân. Ngoài ra có thể để ý thấy chị em tăng cân nhanh và nhiều trong vòng 1 tuần có thể tăng hơn 500g.

Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng

Đau đầu là tình trạng thường gặp ở bà bầu, tuy nhiên nếu bạn đã dùng thuốc giảm đau nhưng không đỡ thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Để đảm bảo an toàn chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.

Bị mất thị lực hoặc tầm nhìn bị hạn chế

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ trong đó có cả tiền sản giật. Đặc biệt là tình trạng này xảy ra một cách bất thường, bạn bỗng dưng bị hoa mặt hoặc thấy xuất hiện các đốm sáng trong tầm nhìn hay bị mất thị lực đột ngột. Lúc này hãy nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời.

Có cảm giác buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Nếu bạn xuất hiện tình trạng này vào những tháng cuối thai kỳ bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp phải của tình trạng tiền sản giật nên bạn hãy chủ động thăm khám sớm để tránh những biến chứng không hay.

Cảm thấy đau ở vùng bụng trên

Tình trạng đau bụng trên không phải do ợ nóng hay do em bé đạp thì rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu cơn đau này không có dấu hiệu giảm đi bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Đột nhiên khó thở

Nếu bạn tự dưng bị thở hổn hển, thở hụt hơi thì đừng chủ quan mà hãy thăm khám ngay. Đây là dấu hiệu thai kỳ nguy hiểm và rất có thể do tiền thai sản gây ra nên hãy thăm khám để được xử lý sớm.

Biến chứng của tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hiện tượng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của hai mẹ con vì vậy chị em tuyệt đối không được xem thường tình trạng này.

Các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tình trạng tiền sản giật có thể khiến cho các động mạch mang máu đến thai nhi. Khi nhau thai không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ khiến thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxy và các chất dinh dưỡng. Điều này khiến thai nhi phát triển chậm, khi sinh ra có thể bị nhẹ cân.

Tăng nguy cơ sinh non

Những sản phụ bị tiền sản giật có thể gây nên những triệu chứng nghiêm trọng và buộc phải sinh sớm để bảo toàn tính mạng của thai nhi và mẹ. Nếu sinh non quá sớm sẽ khiến cho trẻ dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp, sức khỏe của trẻ cũng sẽ kém hơn những trẻ được sinh đủ ngày, đủ tháng.

Dẫn đến nhau thai bong non đe dọa tính mạng cả hai mẹ con

Tiền sản giật còn làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai hoặc khiến cho nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng Mất quá nhiều máu sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Dẫn đến mắc hội chứng HELP

Đây là một biến thể của tình trạng tiền sản giật, HELP là tình trạng tán huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu. HELP có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ và trẻ.

Gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác

Tiền sản giật cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, thận, phổi. Thậm chí có thể dẫn đến tim bị ảnh hưởng, gây đột quỵ hay chấn thương não… Những tổn thương này khiến sức khỏe người mẹ suy giảm nghiêm trọng và thậm chí không thể hồi phục.

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Tiền sản giật cũng sẽ ảnh hưởng hưởng đến hệ thống tim mạch và các mạch máu của người bệnh trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Những tổn thương này cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Dẫn đến sản giật

Nếu như tình trạng tiền sản giật không được kiểm soát, không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sản giật. Sản giật có thể khiến trẻ bị chết lưu, tử vong chu sinh, sinh non, và sức khỏe, tính mạng người mẹ cũng bị đe dọa.

Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm làm tăng nguy cơ phù não, suy thận rối loain đông máu, vỡ gan, suy tim…. Thậm chí còn gây chết lưu thai, sinh non và đen dọa đến tính mạng người mẹ. Chính vì vậy tiền sản giật là nỗi sợ của tất cả chị em khi mang thai. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở 3 tháng cuối thai kỳ chị em cung nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán phát hiện sớm ctoeèn sản giật để tránh những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này xảy ra.

Các xét nghiệm phát hiện tiền sản giật là gì?

Mặc dù có những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc tiền sản giật nhưng để chẩn đoán bệnh chính xác bạn cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa. Dưới đây là những xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán tiền sản giật mà bạn có thể tham khảo.

Xét nghiệm PLGF và sFlt-1

Đây là hai chất có vai trò tân tạo mạch máu nhau thai và kháng tân tạo mạch máu. Ở những người bình thường nồng độ PLGF sẽ cao ở đầu thai kỳ, đạt đỉnh ở giữa thai kỳ và giảm dần xuống cho đến trước khi sinh. Ngược lại sFlt-1 sẽ ổn định ở đầu thai kỳ và tăng lên ở cuối thai kỳ.

Cách đo nồng độ PLFG và sFlt-1 để chẩn đoán tiền sản giật sẽ được thực hiện ơ tuần thứ 12 của thai kỳ. Những người có nguy cơ tiền sản giật thì nồng độ sFlt-1 trong máu sẽ cao ở đầu thai kỳ trong khi nồng độ PLFG sẽ thấp trong những tháng đầu thai kỳ.

Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ protein

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật

Những người có nguy cơ bị tiền sản giật thì nồng độ protein trong nước tiểu cũng sẽ cao hơn bình thường. Tuy nhiên do nồng độ protein có thể thay đổi liên tục nên bác sĩ sẽ làm xét nghiệm này trong vòng 24 giờ của thai phụ.

Ngoài kiểm tra nồng độ protein thì xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện được những tổn thương do tiền sản giật. Nếu như lượng đạm do được vượt quá mức 300mcg nghĩa là thận của bạn đã bị tổn thương.

Siêu âm thai

Siêu âm thai cũng là cách kiểm tra chẩn đoán chính xác bạn có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không. Thông thường những người có nguy cơ tiền sản giật thì cân nặng thai nhi thường lớn, lượng nước ối bất thường hoặc có những trở kháng động mạch ở tử cung. Động mạch trở kháng càng lớn thì nguy cơ tiền sản giật càng cao.

Các phương pháp điều trị tiền sản giật là gì?

Tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ tiền sản giật theo từng thể bệnh mà các bác sĩ sau khi thăm khám sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Vậy cách điều trị tiền sản giật là gì?

Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật

Cách điều trị tiền sản giật ở mức độ nhẹ

Đối với những trường hợp tiền sản giật ở mức độ nhẹ có thể lựa chọn điều trị nội trú hoặc ngoại trú bằng cách đo huyết áp đều đặn 2 lần/ngày. Đồng thời kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý và khi nằm nên nghiêng về bên trái. Ngoài ra chị em cần uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày và ăn tăng đạm, ăn nhạt.

Ngoài ra người bệnh cần được theo dõi tình trạng sức khỏe hàng tuần một cách đều đặn. Nếu có dấu hiệu bệnh nặng lên thì phải nhập viện để được theo dõi và điều trị bệnh tích cực hơn. Nếu như thai đã đủ tháng thì nên thực hiện chấm dứt thai kỳ để đề phòng tình trạng bệnh tiếp tục xảy ra.

Điều trị tình trạng tiền sản giật nặng

Với những trường hợp bệnh nặng cần nhập viện để được theo dõi tình trạng và tiến hành điều trị bệnh tích cực nhất. Bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên, đo huyết áp 4 lần/ngày, kiểm tra cân nặng, protein niệu hàng ngày. Ngoài ra cũng sẽ được thực hiện các xét nghiệm đếm tiểu cầu, siêu âm và theo dõi liên tục nhịp tim thai. Sau đó tùy thuộc vào từng mức độ cụ thể mà có các phương pháp điều trị như:

Điều trị bệnh bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như:

– Thuốc an thần Diazepam dạng tiêm hoặc dạng uống.
– Thuốc hạ huyết áp khi đo huyết áp người bệnh lớn hơn 160/110mmHg.
– Thuốc lợi tiểu dùng cho trường hợp có dấu hiệu phù phổi cấp và thiếu niệu.

Điều trị ngoại khoa hoặc sản khoa

Nếu như việc điều trị bệnh bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc sảy ra sản giật thì cần chấm dứt thai kỳ ngay với mọi tuổi thai.

– Trước khi thực hiện đình chỉ thai kỳ thì bác sĩ sẽ tiến hành ổn định tình trạng bệnh nhân trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ.
– Có thể sinh thủ thuật nếu đáp ứng được điều kiện, trường hợp không đủ thì tiến hành mổ lấy thai.
– Trường hợp bắt buộc mổ lấy thai là khi xuất hiện các biểu hiện nặng như tăng huyết áp nặng, suy thận, phù phổi cấp huyết động, giảm tiểu cầu khó kiểm soát, rối loạn đông máu, chức năng gan suy giảm….

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Tuy rằng chưa xác định được chính xác nguyên nhân tiền sản giật nhưng chị em vẫn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, những cách phòng tránh mà bạn cần thực hiện là:

– Hãy sử dụng aspirin ở liều thấp nhất có thể.
– Bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai.
– Ăn uống với chế độ dinh dưỡng vừa đủ để tránh béo phì, tăng cân quá mức, thừa cân nghiêm trọng.
– Không ăn quá nhiều tinh bột và chú ý ăn đầy đủ các nhóm chất.
– Không nên nạp quá nhiều đường vào cơ thể, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
– Với những người đã có cân nặng lớn trước khi mang thai nên hạn chế muối trong các bữa ăn,  nên ăn các món hấp, luộc và hạn chế các món chiên xào.
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng mệt mỏi mà cần giữ thái độ và tinh thần lạc quan vui vẻ.
– Đảm bảo thăm khám thai kỳ thường xuyên, đúng định kỳ hoặc bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường hãy thăm khám ngay.

Trên đây là những thông tin giúp chị em hiểu rõ hơn về tiền sản giật là gì. Hy vọng muathuoc.com.vn đã giúp chị em có thêm được những thông tin cần thiết để có thể chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
X