Hội chứng Stockholm là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết

Hội chứng Stockholm đối với nhiều người còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Đây là một hội chứng tâm lý xảy ra ở những người từng bị bắt cóc. Để hiểu rõ hơn hội chứng tâm Stockholm là gì bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm là một thuật ngữ dùng để chỉ những trạng thái tâm lý bất thường, xảy ra ở những người từng bị bắt cóc. Cụ thể đó là trạng thái chuyển tử sợ hãi, căm ghét sang thương cảm, quý mến những kẻ đã bắt cóc mình. Thậm chí là đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc và dần dần phát triển những phẩm chất xấu trong tâm lý giống như những tên bắt cóc.

Hội chứng stockholm là gì

Hội chứng stockholm thường xảy ra ở những người bị bắt cóc

Ngoài ra hội chứng này còn có thể xảy ra ở những trường hợp khác mà không phải là nạn nhân của các vụ bắt cóc. Chẳng hạn như những những người thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, bị người thân hành hạ, xúc phạm, đánh đập, hăm dọa… cũng có thể xuất hiện tình trạng này.

Nguồn gốc của hội chứng Stockholm

Hội chứng Stockholm được bắt nguồn từ một vụ bắt cóc con tin tại nhà băng Kreditbanken tại Thụy Điển do Olsson thực hiện. Ban đầu kẻ bắt cóc khiến cho các con tin hoàn toàn sợ hãi khi họ nhận thấy tính mạng của mình bị đe dọa. Olsson – Kẻ bắt cóc cho biết ban đầu chỉ muốn dọa con tin sợ hãi và chưa từng có ý định bạo lực. Vậy nhưng sau 5 ngày bị giam giữ các con tin đã xuất hiện những trạng thái tâm lý khó hiểu.

Một trong số những con tin bị bắt cóc đã yêu cầu được rời khỏi nhà băng cùng với kẻ bắt cóc vì tin tưởng kẻ bắt cóc hơn là cảnh sát. Thậm chí họ còn có tâm lý che chắn, bảo vệ cho kẻ bắt cóc khi được giải cứu.

Nguồn gốc của hội chứng Stockholm

Hội chứng Stockholm được bắt nguồn từ một vụ bắt cóc con tin tại nhà băng Kreditbanken tại Thụy Điển do Olsson thực hiện.

Hội chứng Stockholm không quá phổ biến tuy nhiên nó đã xuất hiện khá nhiều tại các vụ bắt cóc về sau trên toàn thế giới. Một số vụ bắt cóc điển hình có sự xuất hiện của hội chứng này có thể kể đến như:

Vụ án bắt cóc năm 1974 tại California, Patty Hearst cháu gái thừa kế của nhà xuất bản báo chí lừng anh người Mỹ William Randolph Hearst. Trong thời gian bị bắt cóc Patty Hearst đã bị tẩy não, cô từ bỏ gia đình và thậm chí còn gia nhập cướp ngân hàng do mắc hội chứng Stockholm này.

Vào năm 1993 có 4 người đàn ông đã bắt cóc Mary MCElroy 25 tuổi và giam giữ cô trong 1 trang trại bỏ hoang. Những kẻ bắt cóc đã đe dọa cô và tống tiền gia đình cô. Nhưng sau khi được giải thoát cô không hề khai ra những kẻ đã bắt cóc mình tại phiên tòa mà còn có tâm lý cảm thông với họ.

Vào năm 1998 Natascha 10 tuổi đã bị bắt cóc và giam trong 1 căn phòng tối dưới lòng đất. Kẻ bắt cóc đã giam giữ cô 8 năm, và suốt thời gian này hắn thể hiện đủ trạng thái tâm lý có cả lòng tốt và có cả hăm dọa. Sau khi Natascha chạy trốn được, tên bắt cóc đã tự sát. Lúc này các báo cáo cho thấy Natascha dường như không thể chấp nhận được chuyện này.

Triệu chứng của những người mắc hội chứng stockholm

Triệu chứng ở những người mắc hội chứng Stockholm thường xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định khi con tin ở cùng với những kẻ đã bắt cóc mình. Dưới đây là những dấu hiệu của hội chứng Stockholm mà bạn có thể tham khảo.

Triệu chứng của những người mắc hội chứng stockholm

Tâm lý muốn bảo vệ những kẻ bắt cóc là dấu hiệu thường gặp của người mắc hội chứng Stockholm

Dấu hiệu của hội chứng Stockholm ở những người bị bắt cóc

Đối với những người bị bắt cóc khi bị hội chứng Stockholm sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

– Xuất hiện tâm lý ngưỡng mộ, cảm thông dành cho những kẻ đã bắt cóc mình.
– Có tâm lý muốn từ chối những nỗ lực của đội cứu hộ khi được giải cứu.
– Cố gắng làm hài lòng những điều kiện của kẻ bắt cóc, thậm chí bảo vệ họ khỏi cảnh sát, che chắn để họ không bị thương, bị bắt.
– Không có tâm lý muốn chạy trốn, không muốn kháng cự lại những kẻ đã bắt cóc mình, ngoan ngoãn làm theo các yêu cầu của chúng.

Triệu chứng của hội chứng Stockholm ở những người bị bắt nạt

Bên cạnh đó những người mắc hội chứng Stockholm còn xảy ra ở cả những người bị bắt nạt hay giữa mối quan hệ của chủ nô và nô lệ khi xuất hiện 3 điều kiện như sau.

– Chủ nô hoặc kẻ bắt nạt ép nô lệ/người bị bắt nạt là những việc họ khó có thể hoặc không thể thực hiện được khiến tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Chủ nô hoặc kẻ bắt nạt liên tục hăm dọc hoặc gây nên những tổn thương, thương tích thậm chí là ép chết nô lệ hoặc người bị bắt nạt.
– Nô lệ hoặc người bị bắt nạt xuất hiện các bản năng tự bảo vệ mình khỏi những ép buộc của chủ nô/kẻ bắt nạt.

Với những trường hợp này nô lệ/người bị bắt nạt tin rằng mình không thể thoát được khỏi những kẻ đang liên tục hành hạ mình. Vì thế nên họ sẽ luôn cố gắng thực hiện yêu cầu của họ để có thể duy trì được mạng sống của mình.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng stockholm là gì?

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Stockholm hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết hội chứng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng stockholm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hội chứng stockholm

➤ Người bị bắt cóc nhận ra kẻ bắt cóc không thực sự muốn làm tổn thương hay muốn giết mình. Có thể nguyên nhân khiến kẻ bắt cóc làm như vậy là vì bị ép buộc, chỉ cần tiền hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Lúc này người bị bắt cóc có cái nhìn thiện cảm hơn, tích cực hơn với kẻ bắt cóc.

➤ Thông thường tại các vụ bắt cóc những người bị bắt cóc sẽ bị đối xử rất tệ hại. Vì vậy khi nhận thấy mình bị đối xử không quá tệ bạc như những gì nằm trong tiềm thức nên người bị bắt cóc càng có cái nhìn tốt đẹp hơn về những kẻ bắt cóc.

➤ Những nạn nhân của các vụ bắt cóc thường bị cô lập với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này họ có thời gian tìm hiểu về tiểu sử, nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt cóc này. Khi tìm hiểu được nguyên nhân các nạn nhân có thể xuất hiện thái độ cảm thông với những kẻ bắt cóc.

➤ Bị kẻ bắt cóc giam giữ quá lâu khiến cho các nạn nhân có những kết nối tâm lý với kẻ đã bắt cóc mình. Khi có điều kiện tiếp xúc và gần gũi có thể khiến họ có những chia sẻ các lợi ích chung hoặc nảy sinh tâm lý thông cảm, thấu hiểu chúng.

➤ Nạn nhân bắt cóc có tâm lý, có mong muốn làm hài lòng những kẻ bắt cóc, muốn làm hài lòng chúng vì mong muốn sống sót hoặc không muốn bị đối xử quá tệ. Một thời gian sau điều này có thể trở thành thói quen, ám ảnh tâm lý khiến nạn nhân duy trì cho dù không còn có mối đe dọa nào nữa.

Không phải ai khi bị bắt cóc đều mắc hội chứng này bởi điều này còn phụ thuộc vào các điều kiện khách quan khác nhau. Tuy nhiên những yếu tố trên được coi là tiền đề góp phần dẫn đến hội chứng tâm lý này.

Điều trị hội chứng Stockholm như thế nào?

Việc điều trị hội chứng Stockholm hiện nay còn có nhiều khó khăn do việc chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu. Quá trình điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên với 1 bệnh nhân phác đồ điều trị cũng có những sự khác biệt nhất định.

Chẩn đoán hội chứng Stockholm như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh cần dựa trên sự kết hợp của các phương pháp lâm sàng, chẩn đoán từng diễn tiến của bệnh và tâm lý, tâm lý chuyên biệt khác. Trong đó sẽ có một danh sách các câu hỏi để các nhà tâm lý nắm bắt được những bất thường trong trạng thái tinh thần của người bệnh. Đó có thể là những rối loạn về cảm xúc, về nhận thức, trạng thái bị sốc….

Ở mỗi giai đoạn của hội chứng có thể thay đổi không gian để đặt câu hỏi. Nếu cần thiết bác sĩ điều trị có thể tìm hiểu thêm thông tin từ người thân của bệnh nhân để chẩn đoán tình trạng được chính xác và khách quan nhất. Thông qua những phương pháp chẩn đoán này bác sĩ có thể thu thập được các thông tin như:

– Xác định được mức độ nghiêm trọng của các tổn thương tâm lý người bệnh.
– Xác định phản ứng người bệnh sau chấn thương.
– Xác định mức độ trầm cảm của người bệnh.
– Xác định được độ sâu của các dấu hiệu bệnh tâm thần từ người bệnh.

Điều trị hội chứng Stockholm như thế nào?

Sau khi có đầy đủ các thông tin cũng như yếu tố thuận lợi bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Liệu pháp điều trị chủ yếu là tâm lý vì điều trị bằng thuốc không được đánh giá cao bởi không phải lúc nào nó cũng thích hợp và mang lại hiệu quả. Một nguyên nhân nữa là hầu hết người bệnh đều từ chối sử dụng thuốc.

Điều trị hội chứng Stockholm

Liệu pháp tâm lý được cho là cách chữa trị hội chứng Stockholm hiệu quả

Hiệu quả của phương pháp điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, tâm lý người bệnh. Bởi vậy hiệu quả của phương pháp trị liệu này đối với mỗi người cũng sẽ khác nhau. Có những người nhận thức tốt, tâm trạng ổn thời gian điều trị sẽ ngắn hơn và ngược lại.

Ngoài ra người bệnh còn cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp. Cần hợp tác với bác sĩ trị liệu để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

>> Bài liên quan: hội chứng patau là gì

Trên đây là một vài thông tin về hội chứng Stockholm mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ của muathuoc.com.vn là hữu ích và giúp bạn hiểu rõ thêm về hội chứng tâm lý này. Thông qua đó có thể có được nhận thức đúng đắn và xử lý sớm nếu chẳng may người thân hoặc bạn bè của mình có dấu hiệu bệnh.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
X